Suy thoái kinh tê nên làm gì để giúp tăng thu nhập 26/12/2023 "Suy thoái kinh tế nên đầu tư gì?" - câu hỏi này có thể đã lan tỏa trong tâm trí của nhiều người khi kinh tế thế giới đang chao đảo. Cùng với những khó khăn về tài chính đang diễn ra, việc tìm kiếm cách bảo vệ và gia tăng tài sản đã trở thành mối bận tâm hàng đầu của mọi người hiện nay. Đặc biệt trong giai đoạn suy thoái kinh tế, việc chọn đúng nơi để đầu tư có thể mang lại sự khác biệt rất lớn. Hãy cùng Prudential tìm hiểu các lựa chọn hình thức đầu tư thông minh trong thời điểm khó khăn này trong bài viết dưới đây nhé. 5 Dấu hiệu nhận biết chu kỳ suy thoái kinh tế đang diễn ra Dưới đây là những dấu hiệu rõ nhất, giúp bạn có thể đánh giá và nhận biết thời kỳ suy thoái kinh tế đang diễn ra: 1. Sự thay đổi của lãi suất trái phiếu Khi suy thoái kinh tế diễn ra, ngân hàng sẽ giảm lãi suất trái phiếu để khuyến khích các nhà đầu tư (NĐT) tham gia vào thị trường tài chính. Lãi suất trái phiếu thấp hơn không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty vay vốn mở rộng kinh doanh mà còn thúc đẩy hoạt động đầu tư trong thị trường chứng khoán. Điều này có thể thấy qua việc giá trị trái phiếu tăng lên và tỷ suất lợi nhuận từ các khoản đầu tư trái phiếu giảm xuống. Tuy nhiên, khi kinh tế bắt đầu phục hồi sau suy thoái, ngân hàng thường tăng lãi suất trái phiếu để kiềm chế tốc độ tăng trưởng kinh tế. Lãi suất trái phiếu cao hơn sẽ làm giảm sự hấp dẫn của việc đầu tư vào thị trường chứng khoán và làm giảm nhu cầu vay vốn. Một trong những dấu hiệu nhận biết suy thoái kinh tế đang diễn ra chính là sự thay đổi nhanh chóng của lãi suất trái phiếu 2. Thắt chặt tín dụng Tín dụng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế, cung cấp nguồn vốn cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, người dân mua sắm và các hoạt động đầu tư. Khi thời kỳ suy thoái kinh tế diễn ra, các tổ chức tài chính sẽ áp dụng chính sách thắt chặt tín dụng để kiềm chế rủi ro và tăng cường thanh khoản. Các biện pháp thắt chặt tín dụng thường phổ biến như tăng lãi suất, yêu cầu đặt cọc cao hơn hoặc áp dụng các tiêu chí nghiêm ngặt hơn cho việc cấp tín dụng. Điều này làm cho việc vay vốn trở nên khó khăn hơn đối với doanh nghiệp và người dân, từ đó làm giảm hoạt động kinh doanh và tiêu dùng. 3. "Lo sợ" trong kinh doanh Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, các NĐT và doanh nghiệp thường chần chừ trong việc đầu tư và kinh doanh do những thách thức đang diễn ra trên thị trường tài chính. Sự sợ hãi của doanh nghiệp sẽ xuất hiện khi triển vọng kinh doanh trở nên mờ nhạt, doanh số bán hàng và lợi nhuận suy giảm. Những yếu tố này khiến các doanh không tự tin trong việc duy trì hoạt động và mở rộng quy mô kinh doanh. Do đó, họ có thể giảm đầu tư mới, hạn chế mở rộng sản xuất và thậm chí cắt giảm nhân sự để giảm thiểu chi phí. 4. Nợ xấu tăng cao Nợ xấu là khoản nợ mà khách hàng hoặc doanh nghiệp không có khả năng trả lại đầy đủ và đúng hạn. Khi tình hình kinh tế toàn cầu suy yếu, dẫn đến tăng cao của các khoản nợ xấu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngân hàng và các tổ chức tài chính, mà còn gây áp lực lên toàn bộ hệ thống kinh tế cả nước. Ngân hàng và các tổ chức tài chính thường phải dành nhiều nguồn lực để xử lý nợ xấu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động cho vay và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp và cá nhân khác. Đồng thời, sự gia tăng của nợ xấu cũng góp phần làm suy yếu hệ thống tín dụng và gây bất ổn định trong nền kinh tế. 5. Thị trường lao động biến động mạnh Dấu hiệu này phản ánh sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng và duy trì hoạt động sản xuất, người lao động thì gặp khó khăn trong việc duy trì thu nhập và tìm kiếm việc làm. Sự biến động mạnh trên thị trường lao động cũng có thể gây áp lực xã hội và kinh tế toàn diện, khiến cho mức sống và sự ổn định của người dân giảm mạnh. Khi kinh tế toàn cầu bị suy thoái, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc bán hàng; và họ sẽ giảm thiểu nhân sự để bớt chi phí hoặc thậm chí đóng cửa để cắt lỗ Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đối với đời sống con người Suy thoái kinh tế gây ra nhiều ảnh hưởng lớn đến đời sống con người, cụ thể: Thất nghiệp và mất việc làm: Khi suy giảm kinh tế toàn cầu diễn ra, kéo theo đó là khả năng thất nghiệp tăng cao khiến người dân sống trong bất an và lo lắng khi phải đối mặt với khả năng mất nguồn thu nhập ổn định và khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới. Giảm thu nhập và khả năng tiêu dùng: Suy thoái kinh tế xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức thu nhập của người dân. Việc giảm thu nhập và mất việc làm khiến cho nhu cầu mua sắm giảm mạnh, vì người dân phải cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết và điều chỉnh ngân sách để vượt qua giai đoạn khó khăn. Tăng cao nợ nần và khó khăn tài chính: Trong thời kỳ suy thoái, nhiều người gặp khó khăn trong việc trả nợ và duy trì tình hình tài chính ổn định. Mất việc làm, giảm thu nhập và khả năng trả nợ kém có thể dẫn đến tăng cao nợ nần cá nhân. Điều này gây áp lực tài chính và căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Sự lo lắng và căng thẳng tâm lý: Sự không chắc chắn về tương lai, lo lắng mất việc làm và khả năng trả nợ trong thời kỳ suy thoái kinh tế có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần của con người. Khi rơi vào trường hợp mất việc làm, gặp khó khăn về tài chính thì chúng ta luôn ở trong trạng thái lo lắng và căng thẳng Nên làm gì khi suy thoái kinh tế xảy ra? Khi suy thoái kinh tế xảy ra, có một số giải pháp hữu hiệu dưới đây mà bạn có thể thực hiện để đối phó với tình hình tài chính khó khăn: 1. Gia tăng nguồn thu nhập Một cách đơn giản để gia tăng nguồn thu nhập là tìm kiếm việc làm thêm hoặc làm việc bán thời gian, chẳng hạn như nhận thêm các dự án tạm thời hoặc tham gia các hoạt động kinh doanh nhỏ. Việc gia tăng thời gian làm việc có thể tạo thêm một nguồn thu nhập ổn định để bạn có thể vượt qua giai đoạn đầy thử thách này. Suy thoái kinh tế cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho việc khởi nghiệp và kinh doanh riêng. Nghiên cứu các cơ hội kinh doanh có thể giúp bạn tạo ra nguồn thu nhập mới và duy trì lâu dài. Chẳng hạn như bán hàng trực tuyến, phát triển sản phẩm/dịch vụ mới hoặc tham gia vào thị trường chứng khoán. Ngoài ra, việc tận dụng sức mạnh của các công nghệ và internet cũng mở ra cơ hội làm việc trực tuyến cực kỳ hiệu quả. 2. Mua sắm thông minh Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, bạn nên cân nhắc mua những mặt hàng thực sự cần thiết và tập trung vào việc sử dụng tối ưu những sản phẩm đã có. Bên cạnh đó, bạn nên tận dụng các ưu đãi, giảm giá và khuyến mãi từ các cửa hàng hoặc trang web mua sắm. Điều này giúp bạn tiết kiệm được một phần chi phí và có thể mua được những sản phẩm với giá tốt hơn. 3. Lập kế hoạch tài chính cá nhân Việc tiết kiệm và tạo một khoản tài chính là cực kỳ quan trọng, để bạn có thể vượt qua giai đoạn suy thoái kinh tế "dễ thở" hơn. Để làm được điều này thì bạn cần đặt mục tiêu tiết kiệm một phần thu nhập hàng tháng một cách nhất quán và liên tục. Điều này sẽ tạo cho bạn sự an tâm và ổn định tài chính trong những trường hợp khó khăn xảy ra. Đồng thời, bạn cần xác định rõ mục tiêu và các khoản chi ưu tiên trong giai đoạn suy thoái. Cân nhắc các mục tiêu ngắn hạn như tiết kiệm dự phòng và trả nợ, cũng như mục tiêu dài hạn như đầu tư hoặc nâng cao học tập. Như vậy, bạn có thể tập trung và phân bổ tài chính hiệu quả ngay trong giai đoạn khó khăn nhất. Suy thoái kinh tế nên đầu tư gì? Khi đối mặt với suy thoái kinh tế, việc đầu tư thông minh và tìm kiếm các biện pháp dự phòng tài chính là rất quan trọng. Một trong những lựa chọn hữu ích trong việc bảo vệ tài chính và tích lũy tài sản hiệu quả cho tương lai là cân nhắc mua bảo hiểm nhân thọ. Dưới đây là một số lợi ích và thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về những lợi ích tuyệt vời khi sở hữu một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trong thời kỳ suy thoái kinh tế: 1. Bảo vệ tài chính gia đình trước mọi rủi ro Suy thoái kinh tế thường đi đôi với sự không chắc chắn và rủi ro tài chính. Một sự kiện bất ngờ như mất việc làm, bệnh tật nghiêm trọng hoặc tử vong có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với tài chính gia đình. Bảo hiểm nhân thọ không chỉ cung cấp bảo vệ tài chính cho người tham gia khi chẳng may gặp các rủi ro không lường trước, mà còn có thể giúp tích lũy tài sản cho tương lai thông qua các sản phẩm ví dụ như bảo hiểm liên kết đầu tư. Tuy nhiên, trước khi quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ, bạn nên tìm hiểu về các điều khoản và điều kiện của hợp đồng bảo hiểm, các lợi ích và rủi ro có thể xảy ra, cũng như so sánh các sản phẩm từ các công ty bảo hiểm khác nhau để chọn lựa sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu và khả năng tài chính của bạn. Bảo hiểm nhân thọ giúp bảo vệ tài chính của cả gia đình trước mọi bất trắc trong cuộc sống như tai nạn, thương tật, tử vong... 2. Đòn bẩy tài sản Nếu bạn có công ty riêng, sở hữu nhiều tài sản thụ động và phải trả quá nhiều khoản thuế liên quan hoặc đầu tư gặp thua lỗ thì bảo hiểm nhân thọ có thể là một trong các cách hỗ trợ giải quyết các vấn đề này hiệu quả - giúp bạn xây dựng một kế hoạch dự phòng tài chính vững vàng. Bảo hiểm nhân thọ cho phép người tham gia tối đa hóa giá trị lâu dài của các tài sản, nghĩa là họ vẫn có thể sử dụng chúng song song với việc gia tăng tài sản giữa các thế hệ. Ngoài ra, bảo hiểm còn góp phần bảo vệ người tham gia trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra trong tương lai. 3. Đa dạng hóa danh mục đầu tư Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, một khoản phí mà bạn trả hàng tháng sẽ được công ty bảo hiểm sử dụng để đầu tư vào các loại công cụ tài chính khác nhau như: cổ phiếu, trái phiếu thông qua các quỹ đầu tư. Với bảo hiểm nhân thọ, bạn có thể tích lũy tài chính một cách tự động và có cơ hội tham gia vào thị trường tài chính mà không cần tự mình tiến hành các giao dịch phức tạp. Điều này giúp bạn đa dạng hóa danh mục đầu tư và sinh lợi cao hơn so với việc chỉ để tiền "đứng im" trong tài khoản ngân hàng. Bằng cách tham gia vào các quỹ đầu tư, bạn có thể tận dụng tiềm năng tăng trưởng của thị trường và đạt được lợi nhuận tối ưu trong thời gian dài. 4. Tích lũy tiền mặt Với quyền lợi đáo hạn, người tham gia có thể sẽ được hưởng một số tiền tích lũy trong suốt thời gian hiệu lực. Đồng thời, người tham gia nhận thêm các khoản lãi chia, lãi đầu tư và thưởng (nếu có) theo quy định Hợp đồng. Điều này giúp bạn có một khoản tiền để thực hiện cho các dự định trong tương lai như mua nhà, mua xe, đi du lịch hoặc con đi du học. Bảo hiểm nhân thọ còn có thể là một trong những giải pháp giúp bạn kỷ luật trong việc tiết kiệm tiền dài hạn cho mục tiêu tương lai Prudential cũng đã cung cấp cho bạn cách nhận biết dấu hiệu của chu kỳ suy thoái kinh tế và những giải pháp bảo vệ tài chính thông qua lời giải đáp "suy thoái kinh tế nên đầu tư gì?". Điều quan trọng nhất là phải hiểu rõ về tình hình tài chính cá nhân, mục tiêu đầu tư và mức độ rủi ro có thể chấp nhận. Việc tìm kiếm lời khuyên từ một chuyên gia tài chính cũng có thể giúp bạn đưa ra những quyết định tốt nhất. Cuối cùng, hãy nhớ rằng không có gì là chắc chắn trong thế giới đầu tư, đặc biệt trong thời điểm suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng và đưa ra quyết định thông minh như việc cân nhắc mua bảo hiểm nhân thọ - bạn có thể tìm thấy cơ hội để tăng cường tài sản và đảm bảo các kế hoạch tài chính tương lai của mình.