Top Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Thường Gặp Và Cách Trả Lời 09/12/2022 .. . 1. Hãy giới thiệu về bản thân bạn Đây là các câu hỏi phỏng vấn giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ nhiệt tình của bạn đối với công việc. Bạn có thể chia sẻ về sở thích, định hướng nghề nghiệp hay những mối quan tâm trong cuộc sống, lồng ghép với vốn kiến thức và kỹ năng thực tiễn của bạn. Ví dụ, nếu bạn muốn liên hệ thể thao với công việc, bạn diễn đạt như sau: “Tôi có niềm yêu thích đối với các hoạt động thể thao và tôi đã là thành viên của một đội bóng đá trong vòng 6 năm. Tình cảm gắn bó, sự tin tưởng trong suốt quá trình luyện tập và thi đấu giữa các thành viên trong đội là điều làm tôi tâm đắc nhất.” 2. Tại sao bạn cảm thấy mình phù hợp với công việc này? Câu trả lời của bạn nên tương tự như một lời quảng cáo về bản thân cho nhà tuyển dụng thấy. Để trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn này, bạn có thể thử áp dụng theo các bước sau: Xác định điểm mạnh của bạn. Xác định nhu cầu của công ty. Tạo danh sách chọn lọc để kết hợp hai yếu tố bên trên. Viết sẵn cách diễn đạt hay nhất để “tô điểm” bản thân. Trả lời một cách tự tin, chân thật. 3. Điểm mạnh của bạn là gì? Khi gặp các câu hỏi phỏng vấn như vậy, hãy chia sẻ các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển. Có thể bạn sẽ ngại khi tự đánh giá cao bản thân nhưng nhà tuyển dụng muốn xem bạn thể hiện mình là một ứng cử viên tuyệt vời như thế nào. Cân nhắc công thức trả lời dưới đây để áp dụng cho buổi phỏng vấn của mình nhé: Liệt kê một vài phẩm chất tốt của bạn (tài lãnh đạo, trách nhiệm trong công việc…) Đưa ra các ví dụ để chứng minh Liên hệ điểm mạnh của bản thân với yêu cầu của vị trí ứng tuyển 4. Điểm yếu của bạn là gì? Bạn có thể cảm thấy khó xử khi thảo luận về những điểm yếu của bản thân. Tuy nhiên, khi được trả lời các câu hỏi phỏng vấn, việc chia sẻ điểm yếu cho thấy bạn tự nhận thức được khuyết điểm của mình và không ngừng học hỏi để khắc phục chúng. Hãy xem xét sử dụng cách trả lời sau: Lựa chọn một điểm yếu không quá ảnh hưởng tới khả năng bạn hoàn thành công việc. Thêm bối cảnh để thể hiện bản thân gặp phải điểm yếu đó. Đưa ra ví dụ để cho thấy điểm yếu đó đã ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Chia sẻ cách mà bạn nỗ lực vượt qua điểm yếu đó. Đừng sử dụng những câu trả lời mẫu có sẵn trên mạng như “quá kỹ tính”, hay “không có điểm yếu nào” mà hãy thành thật nhé! Nhà tuyển dụng sẽ tập trung đánh giá về cách bạn tự đánh giá bản thân và giải pháp khắc phục hơn là “soi mói” điểm mạnh-yếu thực sự của bạn. 5. Bạn đã gặp những thử thách, trở ngại nào trong công việc? Trả lời các câu hỏi phỏng vấn trên sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu về cách bạn giải quyết vấn đề. Câu trả lời của bạn cần có 3 thông tin chính sau: Nêu cụ thể tình huống và vấn đề đã xảy ra cũng như cách bạn đánh giá, phân tích chúng. Chia sẻ chi tiết cách bạn xử lý tình huống đó, từ bước lên kế hoạch đến thực hiện giải pháp. Đề cập đến kết quả thu được sau khi giải quyết vấn đề. 6. Những thành tựu nào đã đạt được trong công việc khiến bạn tự hào nhất? Thật dễ dàng để tìm ra những thành tích ấn tượng của bạn. Tuy nhiên, đối với các câu hỏi phỏng vấn trên, hãy lựa chọn thành tích thể hiện giá trị của bạn trong công việc và liên quan đến vị trí ứng tuyển. Phương pháp STAR (Situation – Tình huống, Task – Công việc, Approach – Cách tiếp cận, Result – Kết quả) là một công cụ tuyệt vời để đảm bảo bạn làm nổi bật những phần câu chuyện của mình mà nhà tuyển dụng muốn nghe.