Top ngành nghề sinh viên sau khi ra trường dễ thất nghiệp nhất hiện nay 07/04/2021 .. . Chọn nghề chính là chọn tương lai. Nếu chọn đúng nghề có triển vọng, tương lai sẽ phát triển. Nếu chọn ngành nghề có nhiều nguy cơ thất nghiệp, cuộc sống sau này sẽ gặp nhiều vất vả. Bao năm vất vả học hành và nỗ lực, hẳn không ai muốn chọn nhầm nhóm ngành không có nhiều cơ hội. Nếu bạn muốn giảm thiểu khó khăn trong công việc và cuộc sống tương lai, hãy tìm hiểu bài viết để trả lời được câu hỏi: “Sinh viên ngành nào thất nghiệp nhiều nhất hiện nay” để có định hướng nghề nghiệp phù hợp bạn nhé! Chọn nghề – Tránh chọn ngành nào có nguy cơ thất nghiệp cao Chọn nghề – Tránh chọn ngành nào có nguy cơ thất nghiệp cao Nghề nghiệp là công cụ tạo ra kinh tế, tạo ra chất lượng cuộc sống tương lai cho người lao động. Bởi vậy, khi chọn nghề, cần nghiên cữu kĩ lưỡng các ngành nghề phù hợp với tính cách, năng lực và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Chọn nhầm nhóm nghề có nguy cơ thất nghiệp cao sẽ khiến cuộc sống sau này gặp nhiều khó khăn, trúc trắc và bấp bênh. Những ngành nghề có nguy cơ thất nghiệp cao có thể xuất phát từ một số lí do khác nhau, ví dụ ngành nghề đó không phù hợp với xu hướng phát triển xã hội, không còn hot, bị lỗi thời. Bởi vậy ngành nghề đó bị đào thải dần và ít có nhu cầu tuyển dụng. Ngoài ra, nhóm ngành nghề có nguy cơ thất nghiệp cao có thể đã từng là nhóm ngành rất hot thời điểm hiện nay. Tuy nhiên do sinh viên chọn lựa ngành hot này để theo đuổi và xây dựng sự nghiệp quá nhiều, dẫn tới việc sau khi ra trường, tỉ lệ cạnh tranh ở mức cao. Sinh viên phải đối diện với rất nhiều nhân sự có chuyên môn tốt trong khi nhu cầu thị trường có giới hạn, từ đó, nhiều bạn trẻ không tìm kiếm được việc làm và rơi vào tình trạng thất nghiệp. Theo thống kê của Bộ LĐTB&XH, hiện có tới 200.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Làm sao để hạn chế tối đa nguy cơ không có việc làm sau khi tốt nghiệp? Sinh viên ngành nào dễ thất nghiệp hiện nay? Hãy cùng điểm danh top 5 ngành nghề có nhiều nguy cơ nhất hiện nay: Top 4 ngành nghề có nhiều nguy cơ thất nghiệp nhất hiện nay Ngành Sư phạm Bộ GD&ĐT đã báo động về tình trạng thừa nhân lực của khối ngành Sư phạm. Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có >35.000 giáo viên thất nghiệp và xấp xỉ 10.000 sinh viên sắp thất nghiệp. Lý giải nguyên nhân về tình trạng dư thừa nhân sự ngành Sư phạm, nhiều chuyên gia cho rằng việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình đã dẫn tới tình trạng giảm số lượng học sinh trong khi hệ thống các trường đào tạo lĩnh vực Sư phạm vẫn chưa kịp điều chỉnh hợp lý. Bên cạnh đó chỉ tiêu đào tạo ngành chưa được cân đối kịp thời cùng những chính sách hỗ trợ học phí hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành đã khiến ngành Sư phạm bị dư thừa nhân sự lao động. Từ đó, nhiều sinh viên ra trường rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có việc làm. Ngành Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh vốn là ngành “hot” hiện tại, nhất là khi đất nước đang trong công cuộc hội nhập, mở cửa, nền kinh tế của Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ, từ đó nhu cầu tuyển dụng của ngành này thường cao. Tuy nhiên, hiện nay, các nhà tuyển dụng có xu hướng yêu cầu về nhân sự có chuyên môn sâu ở lĩnh vực, đồng thời, số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh luôn “dồi dào”, dẫn tới sự cạnh trạnh lớn trên thị trường lao động. Rõ ràng, doanh nghiệp cần tuyển dụng nhân sự chất lượng, chứ không phải số lượng. Bởi vậy, dẫu ngành quản trị kinh doanh có “hot” thì nhân sự lao động theo đuổi ngành này vẫn đối mặt với nguy cơ thất nghiệp cao nếu không tự biết cách làm mình nổi trội trong mắt nhà tuyển dụng. Nếu muốn hạn chế thất nghiệp, sinh viên sau ra trường cần có kiến thức, chuyên môn tốt về ngành nghề cùng tâm thế cầu tiến và tinh thần ham học, thường xuyên trau dồi kĩ năng cho bản thân. Có như vậy, người lao động mới trụ vững và đi xa với ngành Quản trị kinh doanh được. Ngành Kế toán – Kiểm toán Doanh nghiệp nào muốn phát triển cũng phải có khối Tài chính – Kế toán quản lý một cách hiệu quả ngân sách tài chính của công ty. Ngành Kế toán – Kiểm toán là hai ngành “hot” hiện nay, có số lượng sinh viên theo học chuyên ngành ở mức cao, tuy nhiên đây cũng là ngành có nguy cơ thất nghiệp rất lớn. Hiện tại, ngành Kế toán – Kiểm toán đang đối diện với tình trạng thừa nhân sự. Nguyên nhân của sự dư thừa là hậu quả của việc mở thiếu kiểm soát của các trường đào tạo liên quan đến tài chính một vài năm trước. Nhiều đơn vị đào tạo cho ra trường lực lượng lao động lớn, vượt quá nhu cầu xã hội đã khiến cho sinh viên ngành này dễ rơi vào tình trạng không có việc và phải làm trái ngành. Ngành Tài chính – Ngân hàng Theo thống kê của Viện Khoa học Lao động và Xã hội vào năm 2015 cho biết đối với ngành tài chính ngân hàng, có đến 12.000 tân cử nhân thất nghiệp trong tổng số khoảng 29.000 tân cử nhân của ngành này. Tình trạng dư thừa lao động bị ứ đọng qua mỗi năm và chưa được giải quyết triệt để khi nhiều sinh viên của ngành phải làm trái ngành, “đá lấn sân”. Hiện tại, ngành tài chính ngân hàng vẫn giữ chỉ tiêu tuyển sinh cao ở các trường kinh tế top đầu. Với số lượng chỉ tiêu tuyển sinh lớn như hiện tại, dự báo trong thời gian tới, sinh viên nhóm ngành này phải đối diện với nhiều nguy cơ thất nghiệp và khó khăn khi tìm kiếm việc làm Chọn nghề là câu chuyện dài hơi cùng sự cân nhắc tính toán kĩ lưỡng. Hi vọng bài viết trên đây cung cấp thêm cho bạn những kiến thức cần thiết trong việc tìm kiếm ngành nghề phù hợp. Chúc các bạn chọn lựa đúng nghề và thành công trong tương lai.