5 kỹ năng "hái" ra tiền mà trước giờ người giàu thường sử dụng 15/05/2020 .. . Mua sắm là việc cần thiết, để đời sống mỗi người thêm đầy đủ, sung túc. Nhưng chúng ta cần tiêu tiền có giới hạn, chỉ mua những thứ cần thiết, cố gắng chi tiêu hằng ngày theo kế hoạch, để mỗi tháng còn có số dư trong tài khoản. Một người bạn với mức lương trên 1 tỷ hàng năm đến nói với bạn rằng: "Tôi có một hạng mục, tôi hi vọng bạn có thể hợp tác với tôi để chúng ta cùng nhau kiếm thật nhiều tiền." Lúc này, bạn chắc chắn sẽ do dự, không biết mình có nên hợp tác hay không. Bởi vì người bạn kia thu nhập cao như thế, hạng mục này có bị lỗ cũng không ảnh hưởng gì đến cuộc sống xa hoa hằng ngày của người ta. Ngược lại, nếu bạn là người thua lỗ, vậy chắc chắn phải quay về vạch xuất phát, kiếm tiền dành dụm lại từ đầu. Nghĩ mãi không ra đáp án, bạn chạy đến hỏi một người bạn tốt khác có mức lương 7 triệu/ tháng, anh ta khuyên bạn đừng nên hợp tác. Lúc này, bạn không do dự nữa mà cảm thấy lời anh ta nói rất có lý, vì vậy liền từ chối lời đề nghị của người bạn ban đầu. Trên thực tế, đây chính là tâm lý chung của rất nhiều người. Những người không tự quyết định được vấn đề của bản thân, sẽ rất khó để định hướng cuộc đời của mình. Họ chỉ mãi đứng yên tại chỗ. Đồng nghĩa với điều này, kiếm tiền cũng cùng đạo lý như thế, kỹ năng và tư duy kiếm tiền sẽ quyết định khoảng cách giữa bạn và người giàu có. Thế nên tiếp theo, chúng ta hãy cùng nhau xem xét kỹ hơn những mẹo kiếm tiền nhanh chóng nhé! 1. Tập trung tích lũy Thời nay, đa số người trẻ tuổi đều không có khái niệm "tiết kiệm" là gì. Tiền lương vừa mới được phát hoặc chuyển khoản qua thì đã tiêu sạch. Để rồi cứ mỗi lần đến cuối năm mới nhận ra, bản thân làm nhiều cũng vô ích, vì chẳng dư được đồng nào. Nếu bạn muốn có tài phú, bước đầu tiên chính là tích lũy từ số tiền nhỏ nhất. Đừng xem thường vài đồng bạc. Bạn từng nghe qua câu "Tích tiểu thành đại" chưa? Nếu chúng ta kiên trì tiết kiệm từng tháng dù là số tiền nhỏ nhoi, thời gian càng dài, nó càng trở thành "nguồn dự trữ" an toàn nhất khiến bạn thấy an tâm. Cho đến thời điểm cần tiền đột xuất, bạn sẽ nhận ra tác dụng to lớn của tiền tiết kiệm đấy! 2. Dùng tiền có kế hoạch Ngày nay, do khoa học công nghệ ngày càng phát triển, việc trả tiền qua thẻ atm, qua điện thoại di động đã không còn xa lạ gì với mọi người. Nó giúp cho những ai hay quên mang tiền mặt hoặc không muốn mang quá nhiều tiền mặt ra đường có thể dễ dàng đi mua sắm với cách thanh toán nhanh, gọn, lẹ! Thế nhưng điều này cũng đồng nghĩa với một điều: Thấy cái gì cũng muốn mua, bởi vì quẹt thẻ thật sảng khoái và tiện lợi. Trước đây, tôi từng thấy một học sinh cấp hai đăng status than phiền rằng: "Thời đại càng phát triển lại càng tốn tiền. Lúc trước, dùng tiền mặt còn biết tiết kiệm chi tiêu. Hiện tại có zalo pay, mỗi lần mua sách trên tiki liền mua đến mất kiểm soát. Cuối cùng không biết tiền của mình đã đi về đâu?" Nếu các bạn chịu khó xem lại hóa đơn online mà mình đã tiêu hàng năm, chắc chắn sẽ rất ngạc nhiên vì hóa ra mình đã từng có nhiều tiền đến thế! Mua sắm là việc cần thiết, để đời sống mỗi người thêm đầy đủ, sung túc. Nhưng chúng ta cần tiêu tiền có giới hạn, chỉ mua những thứ cần thiết, cố gắng chi tiêu hằng ngày theo kế hoạch, để mỗi tháng còn có số dư trong tài khoản. Hiện nay có một số app ghi nhớ trên điện thoại rất thuận lợi, bạn không cần phải chép tay. Dùng cách này, có thể ghi nhớ lại thu nhập lúc trước, hiện giờ, để so sánh chi phí tháng này, tháng trước, số dư là bao nhiêu, từ đó đưa ra cách điều chỉnh thích hợp nhất. Thông thường, tôi sẽ lên kế hoạch chi tiêu đầu tháng, dành ra số tiền để chi tiêu trong cả tháng xong, số dư còn lại sẽ để dành tiết kiệm. Nếu chưa đến cuối tháng đã tiêu hết tiền do có sự cố phát sinh, vậy tôi sẽ rút một ít từ tiền tiết kiệm ra xài, và đợi tháng sau lại bù vào. Nếu tháng này tiêu ít tiền hơn so với kế hoạch, vậy số tiền còn dư tôi sẽ dùng để mua cái gì đó tự thưởng cho tinh thần kỷ luật tự giác của chính mình. 3. Học cách đầu tư tài chính Số tiền tiết kiệm đó dùng để làm gì? Không thể để đó "ủ giấm" mà ngu ngốc chờ đợi nó tự mình tăng giá trị lên được. Vậy nên hãy học cách đầu tư tài chính. Nói đến đầu tư tài chính, nhiều người lại mù quáng lao vào Bitcoin hoặc P2P vì những lời giới thiệu hấp dẫn trên mạng. Nhưng kết quả cuối cùng chỉ có thu về thất bại thảm hại. Muốn đầu tư tài chính, bạn nhất định phải lựa chọn một phương pháp ổn định. Một điều đáng nhắc đến ở đây chính là số tiền dùng để đầu tư là bao nhiêu thì ổn? Bỏ tất cả số tiền đang có vào đầu tư chính là cấm kỵ lớn nhất của quản lý tài chính. Bởi vì rủi ro quá lớn. Một khi thất bại, bạn sẽ trắng tay không còn gì. Thế nên, hãy chọn lựa phương hướng đầu tư một cách khôn ngoan, và đầu tư một số tiền vừa phải theo lý trí. 4. Biết cách tránh rủi ro Đầu tiên, bạn nên hiểu rằng bất kỳ phương pháp quản lý tài chính nào cũng có rủi ro. Ngoài gửi sổ tiết kiệm cho ngân hàng, không có phương thức đầu tư nào sẽ bảo đảm chúng ta được bảo toàn đủ vốn. Do đó, chúng ta phải học cách tránh được rủi ro ở mức độ lớn nhất. Những người thực sự hiểu được cách đầu tư, chắc chắn cũng học được cách tránh rủi ro. Cần học cách mượn lực, "đứng trên vai người khổng lồ", học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng của những người đi trước, sau đó tiếp thu, chắt lọc và sử dụng. 5. Mua sắm online vừa có thể tiết kiệm tiền vừa có thể kiếm tiền Thực ra nếu biết cách, việc mua sắm online không chỉ giúp bạn tiết kiệm được khối tiền còn có thể giúp bạn tạo ra tiền. Bởi vì hiện nay có một số shop trên mạng bán hàng online vừa chất lượng giá cả lại rẻ hơn nhiều so với các cửa hàng bên ngoài. Nếu bạn có thể giới thiệu người khác mua sản phẩm, còn có thể kiếm thêm được tiền hoa hồng. Hoặc chính bạn cũng có thể giới thiệu sản phẩm của mình lên mạng để tiếp cận khách hàng một cách nhanh nhất.